Mức lương ngành IT được quyết định bởi nhiều yếu tố
Nói về mức lương 140 triệu đồng/tháng với những người làm trong ngành công nghệ thông tin (IT),ônxaolươngITlênđếntriệuđồngthángNgườitrongngànhnóigìqq288 chị Trương Quỳnh Như, Phó Giám đốc Công ty Topdev, đơn vị chuyên thực hiện khảo sát, phân tích và phát hành báo cáo định kỳ về thị trường IT và nguồn nhân lực IT tại Việt Nam cho biết: “Mức lương này là có thật nhưng khá ít nhân sự đạt được. Con số này không phải là con số dành cho toàn ngành IT như mạng xã hội đăng tải. Ngành IT có rất nhiều vị trí khác nhau, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau”.
Theo chị Như, qua khảo sát trong “Báo cáo thị trường IT Việt Nam - Tech Hiring 2022” do TopDev phát hành có thể hiện rõ mức 140 triệu đồng/tháng dành cho các vị trí quản lý trong ngành như giám đốc IT.
Còn anh Ngô Minh Hiếu (hay còn gọi là Hiếu PC), 33 tuổi đang công tác tại Trung tâm giám sát an ninh mạng quốc gia, cho rằng trong lĩnh vực IT hiện nay, những người làm lâu năm, có vai trò không thể thiếu của doanh nghiệp thì sẽ có thể có mức lương 140 triệu đồng/tháng.
“Các bạn mới ra trường có mức lương tầm 10-15 triệu đồng. Các bạn có kinh nghiệm, ra trường đi làm 1-2 năm thì 15-40 triệu đồng. Tầm 3-4 năm trở lên, có kinh nghiệm cao thì mức lương của họ tối thiểu cũng 40 triệu đồng”, anh Hiếu cho biết.
Theo chị Như, so với trung bình các ngành khác, nhân sự ngành IT được trả lương cao hơn, do đặc thù ngành cũng như sự tăng trưởng rất nhanh của thị trường công nghệ. Mức lương trong ngành được quyết định bởi nhiều yếu tố, từ nhu cầu tuyển dụng với khả năng đáp ứng của thị trường, xu hướng công nghệ mới cũng như các yêu cầu đặc thù của từng loại công nghệ khác nhau.
Với mức lương cao, ngành IT đang thu hút nhiều bạn trẻ. |
Đào Ngọc Thạch. |
Thiếu nhân lực IT
Một số xu hướng công nghệ mới trên thế giới và khu vực được thích nghi nhanh ở Việt Nam trong những năm gần đây phải kể đến như: trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML), khoa học dữ liệu (Data Science), chuỗi khối (Blockchain), DevOps, điện toán đám mây (Cloud)... ngày càng trở nên phổ biến hơn, cơ hội việc làm cho các bạn trẻ rộng mở hơn.
Chị Quỳnh Như cho biết: “Hiện tại, nhiều sinh viên ngành IT chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu thị trường, tính cả về chất và về lượng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm gần đây rất cao trong khi tốc độ đào tạo của chuyên ngành IT chưa bắt kịp dẫn đến sự thiếu hụt về nhân sự”.
Đồng quan điểm với chị Quỳnh Như, anh Hiếu PC cũng nhìn nhận rằng nhân lực về ngành IT ở Việt Nam lúc nào cũng thiếu. Anh Hiếu nói: “Các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn ở Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số nên cái gì cũng liên quan đến công nghệ, cũng sử dụng máy tính, phần mềm. Do đó, doanh nghiệp rất cần nhân lực trình độ cao về lĩnh vực lập trình viên, kỹ sư an ninh mạng, quản trị mạng... Những bạn trẻ có năng lực, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng sẽ được săn đón với những mức lương và đãi ngộ hấp dẫn”.
Theo anh Hiếu, hiện nay doanh nghiệp không cần một sinh viên ra trường có tấm bằng đại học giỏi mà kinh nghiệm thực tiễn không có thì khó xin việc làm. Anh Hiếu nhìn nhận: “Nếu bạn giỏi thì ngay khi còn ngồi trên giảng đường, các tập đoàn lớn đã chào mời các bạn đến làm việc, họ sẵn sàng trả mức lương từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Còn các bạn có trình độ không giỏi, trung bình khá trở xuống, khả năng cao sẽ đi làm ở công ty nhỏ dẫn đến lương rất là thấp”.
Các lĩnh vực trong ngành IT đang có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số. |
Mỹ Quyên |
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ dẫn đến yêu cầu chuyên môn, năng lực cũng liên tục thay đổi. Việc đáp ứng chuyên môn, xu hướng mới từ môi trường đào tạo hay trong nội bộ doanh nghiệp có những khoảng cách nhất định với thực tế thị trường.
Theo anh Minh Hiếu, ngoài kỹ năng chuyên môn, công nghệ, nếu các bạn muốn làm cho những công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam, tập đoàn quốc tế thì cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, tiếng Anh. Việc học các kỹ năng bổ trợ sẽ giúp người trẻ có thêm nhiều cơ hội việc làm tốt cùng với mức lương cao. Hơn nữa, người trẻ phải có tư duy và khả năng thích ứng với sự thay đổi trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình chuyển đổi số.
“Sinh viên ngành IT phải liên tục cập nhật, trau dồi kiến thức trên các nền tảng học trực tuyến ở trong và ngoài nước. Kiến thức trên trường học đôi khi không bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của môi trường thực tiễn của công nghệ. Các thầy cô thường xuyên khuyến khích sinh viên chịu khó nghiên cứu, chịu khó học thêm, tăng cường hoạt động thực tiễn tại các doanh nghiệp”, anh Minh Hiếu chia sẻ.